Giống như bằng tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, bằng tốt nghiệp Đại học cũng tính điểm để xếp loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình. Vậy cụ thể, cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp Đại học như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Tìm hiểu cách tính điểm bằng Đại học
1. Các nội dung có trên bằng tốt nghiệp Đại học
Theo quy định trong Thông tư đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30/12/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2020 thì khi làm bằng Đại học, trên bằng phải có đầy đủ các thông tin sau:
- Tiêu đề: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
- Tên văng bằng: Bằng Cử Nhân, bằng Thạc Sĩ, bằng Tiến Sĩ, văn bằng trình độ tương đương
- Ngành đào tạo
- Cơ sở cấp bằng
- Họ, tên đệm và tên người nhận bằng
- Ngày tháng, năm sinh người nhận bằng
- Hạng tốt nghiệp (nếu có)
- Địa danh, ngày tháng năm cấp bằng
- Chức danh, chữ ký, họ, tên đệm và tên người có thẩm quyền cấp bằng, đóng dấu
- Số hiệu, sổ và sổ cấp bằng
Lưu ý, so với dự thảo trước đó thì ở dự thảo mới có sự khác biệt đó là tên văn bằng đào tạo có bổ sung thêm văn bằng trình độ tương đương và được ghi cạnh bằng Cử Nhân, Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ.
2. Hướng dẫn cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp Đại học
Bằng tốt nghiệp Đại học tín chỉ được xếp loại dựa theo điểm thi kết thúc các học phần và điểm đánh giá bộ phận. Cả 2 điểm này đều được đánh giá theo thang điểm 10 và sẽ làm tròn tới 1 chữ số thập phân.
Học lực của sinh viên sẽ được xếp theo thang điểm sau:
- Từ 8.0 – 10 điểm: Giỏi
- Từ 6,5 – 7,9 điểm: Khá
- Từ 5,0 – 6,4 điểm: Trung bình
- Từ 3,5 – 4,9 điểm: Yếu
Xếp loại học lực theo thang điểm chữ:
- Điểm A, tương đương từ 8,5 – 10 điểm đạt: Giỏi
- Điểm B+, tương đương từ 8,0 – 8,4 đạt: Khá giỏi
- Điểm B, tương đương từ 7,0 – 7,9 đạt: Khá
- Điểm C+, tương đương từ 6,5 – 6,9 đạt: Trung bình khá
- Điểm C, tương đương từ 5,5 – 6,4 đạt: Trung bình
- Điểm D+, tương đương từ 5,0 – 5,4 đạt: Trung bình yếu
- Điểm D, tương đương từ 4,0 – 4,9 đạt: Yếu
- Điểm F, tương đương dưới 4.0 đạt: Kém
Các trường cho phép thí sinh đạt điểm D ở học phần nào có thể đăng ký để học và thi cải thiện điểm của học phần đó. Các thí sinh đạt điểm F bắt buộc phải đăng ký học và thi lại học phần đó theo quy định.
3. Hướng dẫn cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 4
Một số trường còn tính điểm xếp loại học lực của sinh viên theo thang điểm 4 như sau:
- A tương ứng với 4 điểm
- B+ tương ứng với 3.5 điểm
- B tương ứng với 3 điểm
- C+ tương ứng với 2.5 điểm
- C tương ứng với 2 điểm
- D+ tương ứng với 1.5 điểm
- D tương ứng với 1 điểm
- Điểm F tương ứng với 0 điểm
Bằng tốt nghiệp loại khá ngành Tài chính – Ngân hàng
Sau khi xác định được điểm tích lũy của sinh viên thì các trường có thể làm bằng Đại học giá rẻ theo đúng thành tích mà sinh viên đạt được là:
- Bằng xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 3,60 – 4,00 điểm
- Bằng giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 – 3,59 điểm
- Bằng khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 – 3,19 điểm
- Bằng trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 – 2,49 điểm
- Bằng yếu: Điểm trung bình chung tích lũy dưới 2,00 điểm (nếu trường không buộc thôi học)
Trên đây là cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp Đại học hiện nay ở nước ta mà bạn nên biết. Bằng tốt nghiệp có xếp loại càng cao sẽ càng thuận lợi cho tương lai của bạn khi xin việc.
Xem thêm: https://findzon.com/learning/
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.